Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khá hiếm trong năm nay. Vào ngày 29/10, mặt trăng, mặt trời cùng với trái đất nằm trên một đường thẳng đã tạo nên nguyệt thực. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về những tin tức xoay quanh hiện tượng này, hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Nguyệt thực là gì?
Theo như Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), hiện tượng này sẽ xảy ra khi mà cả mặt trời, mặt trăng cùng với trái đất di chuyển nằm trên cùng 1 đường thẳng. Ngay lúc đó, mặt trăng sẽ tiến hành di chuyển vào phía có chóp bóng của trái đất và bị trái đất che khỏi ánh sáng mặt trời 1 phần hoặc toàn phần.
Như bạn đã biết thì mặt trăng sẽ không bao giờ tự nhiên phát sáng mà nó chỉ phản chiếu lại một phần ánh sáng mặt trời. Khi đó, ánh sáng mặt trời đến mặt trăng bị trái đất che khuất thì nó sẽ đen dần, đó chính là nguyệt thực.

Có bao nhiêu loại nguyệt thực?
Theo các nhà nghiên cứu, có tổng cộng 3 loại nguyệt thực gồm:
- Toàn phần: Hiện tượng này xảy ra khi mà mặt trăng nằm hoàn toàn vào vùng bóng tối của trái đất trong đêm. Khi đó, do ảnh hưởng của tán sắc ánh sáng mà mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ cam như màu của hoàng hôn hay bình minh của mặt trời.
- Một phần: Trường hợp này sẽ xảy ra khi mà mặt trăng di chuyển vào phía giữa vùng bóng tối và bóng nửa tối của trái đất. Mặt trăng sẽ bị che khuất một phần, nó giống như một hình tròn bị ăn dở nên mọi người thường gọi với cái tên là “gấu ăn trăng”.
- Nửa tối: Mặt trăng di chuyển vào vùng bóng nửa tối của trái đất chúng ta. Khi đó thì mặt trăng chỉ tối màu hơn một xíu, thậm chí là không có thay đổi gì quá nhiều.

Ngày 29/10 vừa qua, Việt Nam đã đón nhận hiện tượng nguyệt thực một phần. Bên cạnh đó, tại châu Âu, châu Phi, châu Á và cả khu vực miền Tây của Australia đều được chiêm ngưỡng. Đây chính là lần cuối cùng xảy ra trong năm nay theo như nghiên cứu của HAS.

Diễn biến hiện tượng cuối cùng tại Việt Nam
Vào rạng sáng sớm ngày 29/10/2023, Việt Nam đã đón nhận hiện tượng nguyệt thực cuối cùng trong năm. Thời gian bắt đầu xảy ra là vào 1 giờ 1 phút 48 giây và kết thúc trong khoảng thời gian 5 giờ 26 phút 25 giây. Chi tiết thời gian diễn ra hiện tượng thiên văn cực hiếm này tại Hà Nội như sau:

- Nguyệt thực nửa tối bắt đầu vào khoảng thời gian là 1 giờ 1 phút 48 giây.
- Hiện tượng một phần bắt đầu vào khoảng thời gian 2 giờ 35 phút 25 giây.
- Pha cực đại vào thời gian chính xác 3 giờ 14 phút 5 giây.
- Nguyệt thực một phần kết thúc vào khoảng 3 giờ 52 phút 40 giây.
- Hiện tượng nửa tối kết thúc trong khoảng thời gian là 5 giờ 26 phút 25 giây.

Nhà nghiên cứu thiên văn cho biết là nguyệt thực lần này có mức độ che khuất mặt trăng khá là nhỏ nên mọi người cần phải quan sát bằng kính thiên văn hoặc ống nhòm. Lưu ý mọi người nên chọn những nơi tối hoặc là ít cây cối để có thể quan sát toàn bộ quá trình nhé.
Kết luận
Trên đây là thông tin mới nhất về hiện tượng nguyệt thực cuối cùng trong năm 2023. Nếu bạn là một người yêu thích thiên văn, đừng bỏ qua những thông tin được cập nhật mới nhất từ Tin247 nhé.
Xem thêm: Thành Bưởi Dừng Hoạt Động Hoàn Trả Tiền Vé Cho Hành Khách